“Ảo tung chảo” là một thuật ngữ được giới trẻ dùng để chỉ sự lừa đảo trên internet, trong trào lưu này, một nam sinh đã dựng hẳn chuyện em trai bệnh để vay tiền.
Lừa những gì có thể
Từ khi còn là học sinh lớp 12, trên mạng, Nhật (cựu học sinh THPT chuyên T.L, Đà Lạt) luôn chứng tỏ mình là một hot boy bằng cách cập nhật hằng ngày hình ảnh chụp chung với các người mẫu nổi tiếng của xứ sương mù.
Trong thời gian học ở TP.HCM, Nhật siêng năng tháp tùng các phóng viên của một tờ báo teen đi ra mắt phim, gặp gỡ nghệ sĩ với công việc duy nhất là xin chụp ảnh chung với các sao, đăng tải lên mạng.
Thấy việc tỏ ra có cuộc sống sung túc, lung linh cũng không khó, Nhật ngày càng lún sâu vào “con đường xa hoa” ấy. Để mọi người tin hơn, Nhật thường xuyên tổ chức những buổi gặp mặt và vung tiền để chứng tỏ mình sành điệu giống như trên mạng.
Sau những lần vung tay quá trán, Nhật nợ nần chồng chất. Sẵn được tin tưởng, Nhật liền nghĩ ra cách dùng ảo lừa thật. Anh chàng viết tâm sự, than vãn về câu chuyện tội nghiệp của đứa em ruột rồi bóng gió về việc đang cần gấp 5 triệu đồng để cứu em. Với uy tín ảo của mình trên mạng, Nhật dễ dàng có được số tiền mong muốn.
Lừa là ảo, hậu quả là thật
Một ngày kia người bạn trên mạng của Nhật trong câu chuyện trên tình cờ nhìn thấy hình một chiếc ống kính máy ảnh xịn cùng lời chú thích: “Thằng bạn mình giàu thật, ống kính đắt tiền thế mà cũng rinh về được”.
So ngày tháng, người bạn này phát hiện, cũng chính ngày này Nhật, đã đăng lên trang cá nhân của mình nói lời chia tay lành ít dữ nhiều để đi cứu em. Vụ lừa đảo của Nhật, được các bạn chuyền đi đầy căm tức. Hot boy này phải đóng cửa trang cá nhân và nhắn tin hứa sẽ gửi tiền trả lại cho từng người.
Thầy Hà Trọng Nghĩa (giáo viên môn Xã hội học, ĐH Tôn Đức Thắng, TP.HCM) cho biết: Công nghệ thông tin không tạo ra sự dối trá, chỉ là do người dùng internet chọn nó làm công cụ thể hiện.
Tốc độ lan truyền của công nghệ thông tin quá nhanh, lời nói dối của mình “bắn” ra, sẽ tăng theo số nhân bằng một loạt chia sẻ gửi đi khắp nơi nhiều người tiếp nhận, nhiều người lầm tin hoặc phát giác và vạch trần nó.
Các chú Cuội nép mình trong thế giới ảo tin là không ai biết mình, không ai nhìn vào mắt mình, không ai đối mặt với mình để kiểm chứng… nên càng phấn khích hơn khi dối trá.
Trái với suy nghĩ ảo nên vô hại đó, việc dối trá ảo sẽ mang lại tác hại thật. Thầy Nghĩa đã chỉ ra một số tác hại của “ảo tung chảo”:
Bất cứ điều dối trá nào rồi cũng bị phanh phui.
Tâm lí người nói dối luôn bất an, mệt mỏi.
Sống chung với dối nhiều quá sẽ dẫn đến việc có “sức đề kháng” với hiện thực, chán hiện thực, cứ phải nép mình vào thế giới ảo, nghiêm trọng hơn là nảy sinh vô cảm với những cái xấu thậm chí là vô cảm với những cái tốt đẹp, vì tâm trạng luôn nghĩ: Dối, dối, ai cũng dối!...
Và một hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà "ảo tung chảo" mang đến, theo thầy Nghĩa, nói dối dù là nhỏ cũng là manh nha của những hành vi lệch lạc, phạm pháp. Chơi với nói dối, người trong cuộc sẽ khó kiểm soát được giới hạn của hành vi dối trá.
Từ khi còn là học sinh lớp 12, trên mạng, Nhật (cựu học sinh THPT chuyên T.L, Đà Lạt) luôn chứng tỏ mình là một hot boy bằng cách cập nhật hằng ngày hình ảnh chụp chung với các người mẫu nổi tiếng của xứ sương mù.
Trong thời gian học ở TP.HCM, Nhật siêng năng tháp tùng các phóng viên của một tờ báo teen đi ra mắt phim, gặp gỡ nghệ sĩ với công việc duy nhất là xin chụp ảnh chung với các sao, đăng tải lên mạng.
Thấy việc tỏ ra có cuộc sống sung túc, lung linh cũng không khó, Nhật ngày càng lún sâu vào “con đường xa hoa” ấy. Để mọi người tin hơn, Nhật thường xuyên tổ chức những buổi gặp mặt và vung tiền để chứng tỏ mình sành điệu giống như trên mạng.
Sau những lần vung tay quá trán, Nhật nợ nần chồng chất. Sẵn được tin tưởng, Nhật liền nghĩ ra cách dùng ảo lừa thật. Anh chàng viết tâm sự, than vãn về câu chuyện tội nghiệp của đứa em ruột rồi bóng gió về việc đang cần gấp 5 triệu đồng để cứu em. Với uy tín ảo của mình trên mạng, Nhật dễ dàng có được số tiền mong muốn.
Lừa là ảo, hậu quả là thật
Một ngày kia người bạn trên mạng của Nhật trong câu chuyện trên tình cờ nhìn thấy hình một chiếc ống kính máy ảnh xịn cùng lời chú thích: “Thằng bạn mình giàu thật, ống kính đắt tiền thế mà cũng rinh về được”.
So ngày tháng, người bạn này phát hiện, cũng chính ngày này Nhật, đã đăng lên trang cá nhân của mình nói lời chia tay lành ít dữ nhiều để đi cứu em. Vụ lừa đảo của Nhật, được các bạn chuyền đi đầy căm tức. Hot boy này phải đóng cửa trang cá nhân và nhắn tin hứa sẽ gửi tiền trả lại cho từng người.
Thầy Hà Trọng Nghĩa (giáo viên môn Xã hội học, ĐH Tôn Đức Thắng, TP.HCM) cho biết: Công nghệ thông tin không tạo ra sự dối trá, chỉ là do người dùng internet chọn nó làm công cụ thể hiện.
Tốc độ lan truyền của công nghệ thông tin quá nhanh, lời nói dối của mình “bắn” ra, sẽ tăng theo số nhân bằng một loạt chia sẻ gửi đi khắp nơi nhiều người tiếp nhận, nhiều người lầm tin hoặc phát giác và vạch trần nó.
Các chú Cuội nép mình trong thế giới ảo tin là không ai biết mình, không ai nhìn vào mắt mình, không ai đối mặt với mình để kiểm chứng… nên càng phấn khích hơn khi dối trá.
Trái với suy nghĩ ảo nên vô hại đó, việc dối trá ảo sẽ mang lại tác hại thật. Thầy Nghĩa đã chỉ ra một số tác hại của “ảo tung chảo”:
Bất cứ điều dối trá nào rồi cũng bị phanh phui.
Tâm lí người nói dối luôn bất an, mệt mỏi.
Sống chung với dối nhiều quá sẽ dẫn đến việc có “sức đề kháng” với hiện thực, chán hiện thực, cứ phải nép mình vào thế giới ảo, nghiêm trọng hơn là nảy sinh vô cảm với những cái xấu thậm chí là vô cảm với những cái tốt đẹp, vì tâm trạng luôn nghĩ: Dối, dối, ai cũng dối!...
Và một hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà "ảo tung chảo" mang đến, theo thầy Nghĩa, nói dối dù là nhỏ cũng là manh nha của những hành vi lệch lạc, phạm pháp. Chơi với nói dối, người trong cuộc sẽ khó kiểm soát được giới hạn của hành vi dối trá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét