“Việc này đơn giản, tôi chỉ lấy vậy thôi! Tiền còn lại bà để làm được nhiều việc khác”, ông giải thích.
Ông cụ 82 tuổi vẫn cần mẫn với từng trang thư.
Tuy đã 82 tuổi nhưng chữ ông vẫn rất thẳng và đẹp
Ông Ngộ hướng dẫn một số quy tắc viết thư cho một bạn trẻ đến từ Hà Nội
Giấy chứng nhận Người viết thư thuê lâu năm nhất Việt Nam của Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam
Ông luôn mỉm cười trước ống kính của khách du lịch.
Những bức ảnh khách nước ngoài gửi tặng đều được bảo quản cẩn thận
Ông Ngộ bảo rằng mình lên báo đã nhiều; nhưng khi viết về cuộc đời ông, nhiều tờ báo nhằm thu hút độc giả cải biên, nói quá lên. Ông không kiện tụng gì mà chỉ lấy bút mực khoanh tròn những chỗ viết sai. Như để minh chứng cho điều đó, ông lấy một xấp giấy cũ photo hàng chục bài báo viết về ông, có cả báo Đức, báo Mỹ, báo Nhật…
Những bài báo viết về mình được ông gói ghém và cất giữ cẩn thận như những kỷ niệm đẹp.
Những phong thư cảm ơn gửi từ nước ngoài với cái tên người nhận bình dị “Người viết thư thuê Bưu điện trung tâm Sài Gòn”
Gia tài của ông: 2 quyển từ điển cũ, các tài liệu tham khảo khác có liên quan.
Bữa cơm trưa đạm bạc, các quán ăn yêu mến ông chỉ bán với giá 5.000-10.000 đồng.
Kết thúc một ngày làm việc
Giữa những bộn bề, Sài Gòn vẫn còn trong mình một người đàn ông già, vẫn cặm cụi đi về, giữ hồn cho những cánh thư tình xuyên thế kỷ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét