Thích nổi tiếng và không lường trước được cạm bẫy của nghề người mẫu online, nhiều bạn trẻ đã dấn thân vào mà chưa trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết.
Từ ham mê nổi tiếng
Ở một số tuyến phố chuyên bán quần áo thời trang ở Hà Nội như Chùa Bộc, Hàng Bông, Phạm Ngọc Thạch, Bà Triệu… hoặc các trang mạng bán quần áo, nhiều người có thể dễ dàng bắt gặp những mẩu thông báo hấp dẫn: “Shop thời trang H.B cần tuyển người mẫu chụp hình catalogue, trang phục váy, áo. Đối tượng là các bạn nữ tuổi từ 16-25 ngoại hình cân đối, số đo 3 vòng chuẩn, có chiều cao 1m65 trở lên, cân nặng dưới 48kg, biết tạo dáng trước ống kính. Thù lao là 500.000 đồng và 1 sản phẩm/ngày chụp”.
Hoặc: “Tuyển người mẫu chụp hình các sản phẩm thời trang, giày dép. Thời gian làm việc là các buổi sáng hàng ngày. Giới tính: nam hoặc nữ. Điều kiện: khuôn mặt đẹp, chiều cao của nam: 1,7m -1,8 m; nữ 1,55m-1,65m, dáng người chuẩn, biết tạo dáng. Mức lương thỏa thuận”.
Đối với những gương mặt quen thuộc, trung bình mỗi buổi chụp ảnh được trả trên dưới 1 triệu đồng. Còn với gương mặt mới, “tiền lương” dao động từ 300.000 - 500.000 đồng/buổi. Những nhãn hàng có thương hiệu tốt thường trả thù lao cao hơn so với các cửa hàng bình dân nhưng yêu cầu về người mẫu khắt khe hơn.
Ngoài những bạn trẻ muốn tăng thêm thu nhập cũng có một số trường hợp các bạn gái trẻ thích nổi tiếng sớm và muốn bước chân vào nghề người mẫu nên đã chủ động tìm thông tin các shop bán hàng trên mạng làm người mẫu.
Đăng Thư (một người mẫu ảnh cho các shop quần áo online) kể về việc một cô bạn thân tên Huyền My, muốn đi làm người mẫu, nên cả ngày chỉ ngồi trên mạng, tìm địa chỉ các shop thời trang online để đến mua hàng, tạo ấn tượng.
Cô tìm đến cửa hàng đặt vấn đề làm mẫu mà không cần thù lao. Bởi việc đưa ảnh mình lên mạng của các cửa hàng sẽ khiến cho nhiều người sẽ biết đến Huyền My. Và như vậy cô sẽ nhanh nổi tiếng hơn.
Đến những hệ lụy
Ánh hào quang của sự nổi tiếng là “lực hấp dẫn” đối với các cô gái trẻ mới bước chân vào làm nghề người mẫu online. Tâm lý muốn nổi tiếng sớm khiến các teen Việt chưa trang bị cho mình những kỹ năng sống nên dễ bị lạm dụng.
Đăng Thư tâm sự thật lòng về việc làm người mẫu online của mình: “Lần ấy, em nhận lời làm mẫu cho một cửa hàng quần áo trên phố Lương Ngọc Quyến, đến nơi, ngoài phải chụp cùng váy mới, em phải tạo hình thêm với giầy, mũ, túi xách…
Vì không có hợp đồng nên em phải tạo hình với cả những sản phẩm không có trong thỏa thuận lúc đầu. Em biết rằng phá ngang thì chủ sẽ không trả đồng nào”.
Mi Vân (lớp 12, PTTH Chu Văn An, Hà Nội) cho biết: “Em biết thông tin một shop online cần tuyển người mẫu trên mạng. Anh chủ cửa hàng khen em dáng đẹp, biết diễn xuất nên nhận luôn.
Như đã hẹn, sáng hôm sau em đến chụp hình, sau 3 shot hình (3 lần chụp) anh chủ tiến gần đến em, lấy tay chạm vào những chỗ nhạy cảm và khen em có làn da đẹp. Em sợ quá, chạy ra khỏi cửa hàng và không bao giờ quay lại chỗ đấy nữa…”. Sau đó mấy ngày, Mi Vân vẫn bị người chủ cửa hàng điện thoại quấy rầy.
Nhiều bạn trẻ muốn làm người mẫu, đã bỏ học để đi chụp ảnh, hay có bạn nói dối bố mẹ để có tiền mua mỹ phẩm, phục vụ việc làm mẫu. Những việc này đã ảnh hưởng không ít đến việc học tập của một số bạn gái trẻ.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng: “Tâm lý muốn nổi tiếng, nổi danh hiện nay xuất hiện nhiều trong giới trẻ. Do một bộ phận xã hội sống hời hợt nhưng tung hô nên nhiều người trẻ lầm tưởng đấy là sự thành công. Các em còn trẻ, các em nên sống đúng với lứa tuổi của mình.
Việc các bạn gái trẻ đi làm người mẫu là một việc chính đáng, bởi các em có khả năng diễn xuất, có thân hình đẹp. Điều quan trọng là các em phải trang bị cho mình những kiến thức vững vàng mới sống được với nghề. Không riêng gì nghề người mẫu, nghề gì cũng nên có một nền tảng vững chắc thì mới thành công được”.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Ở một số tuyến phố chuyên bán quần áo thời trang ở Hà Nội như Chùa Bộc, Hàng Bông, Phạm Ngọc Thạch, Bà Triệu… hoặc các trang mạng bán quần áo, nhiều người có thể dễ dàng bắt gặp những mẩu thông báo hấp dẫn: “Shop thời trang H.B cần tuyển người mẫu chụp hình catalogue, trang phục váy, áo. Đối tượng là các bạn nữ tuổi từ 16-25 ngoại hình cân đối, số đo 3 vòng chuẩn, có chiều cao 1m65 trở lên, cân nặng dưới 48kg, biết tạo dáng trước ống kính. Thù lao là 500.000 đồng và 1 sản phẩm/ngày chụp”.
Hoặc: “Tuyển người mẫu chụp hình các sản phẩm thời trang, giày dép. Thời gian làm việc là các buổi sáng hàng ngày. Giới tính: nam hoặc nữ. Điều kiện: khuôn mặt đẹp, chiều cao của nam: 1,7m -1,8 m; nữ 1,55m-1,65m, dáng người chuẩn, biết tạo dáng. Mức lương thỏa thuận”.
Đối với những gương mặt quen thuộc, trung bình mỗi buổi chụp ảnh được trả trên dưới 1 triệu đồng. Còn với gương mặt mới, “tiền lương” dao động từ 300.000 - 500.000 đồng/buổi. Những nhãn hàng có thương hiệu tốt thường trả thù lao cao hơn so với các cửa hàng bình dân nhưng yêu cầu về người mẫu khắt khe hơn.
Đăng Thư làm người mẫu online
Ngoài những bạn trẻ muốn tăng thêm thu nhập cũng có một số trường hợp các bạn gái trẻ thích nổi tiếng sớm và muốn bước chân vào nghề người mẫu nên đã chủ động tìm thông tin các shop bán hàng trên mạng làm người mẫu.
Đăng Thư (một người mẫu ảnh cho các shop quần áo online) kể về việc một cô bạn thân tên Huyền My, muốn đi làm người mẫu, nên cả ngày chỉ ngồi trên mạng, tìm địa chỉ các shop thời trang online để đến mua hàng, tạo ấn tượng.
Cô tìm đến cửa hàng đặt vấn đề làm mẫu mà không cần thù lao. Bởi việc đưa ảnh mình lên mạng của các cửa hàng sẽ khiến cho nhiều người sẽ biết đến Huyền My. Và như vậy cô sẽ nhanh nổi tiếng hơn.
Đến những hệ lụy
Ánh hào quang của sự nổi tiếng là “lực hấp dẫn” đối với các cô gái trẻ mới bước chân vào làm nghề người mẫu online. Tâm lý muốn nổi tiếng sớm khiến các teen Việt chưa trang bị cho mình những kỹ năng sống nên dễ bị lạm dụng.
Đăng Thư tâm sự thật lòng về việc làm người mẫu online của mình: “Lần ấy, em nhận lời làm mẫu cho một cửa hàng quần áo trên phố Lương Ngọc Quyến, đến nơi, ngoài phải chụp cùng váy mới, em phải tạo hình thêm với giầy, mũ, túi xách…
Vì không có hợp đồng nên em phải tạo hình với cả những sản phẩm không có trong thỏa thuận lúc đầu. Em biết rằng phá ngang thì chủ sẽ không trả đồng nào”.
Mi Vân (lớp 12, PTTH Chu Văn An, Hà Nội) cho biết: “Em biết thông tin một shop online cần tuyển người mẫu trên mạng. Anh chủ cửa hàng khen em dáng đẹp, biết diễn xuất nên nhận luôn.
Như đã hẹn, sáng hôm sau em đến chụp hình, sau 3 shot hình (3 lần chụp) anh chủ tiến gần đến em, lấy tay chạm vào những chỗ nhạy cảm và khen em có làn da đẹp. Em sợ quá, chạy ra khỏi cửa hàng và không bao giờ quay lại chỗ đấy nữa…”. Sau đó mấy ngày, Mi Vân vẫn bị người chủ cửa hàng điện thoại quấy rầy.
Nhiều bạn trẻ muốn làm người mẫu, đã bỏ học để đi chụp ảnh, hay có bạn nói dối bố mẹ để có tiền mua mỹ phẩm, phục vụ việc làm mẫu. Những việc này đã ảnh hưởng không ít đến việc học tập của một số bạn gái trẻ.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng: “Tâm lý muốn nổi tiếng, nổi danh hiện nay xuất hiện nhiều trong giới trẻ. Do một bộ phận xã hội sống hời hợt nhưng tung hô nên nhiều người trẻ lầm tưởng đấy là sự thành công. Các em còn trẻ, các em nên sống đúng với lứa tuổi của mình.
Việc các bạn gái trẻ đi làm người mẫu là một việc chính đáng, bởi các em có khả năng diễn xuất, có thân hình đẹp. Điều quan trọng là các em phải trang bị cho mình những kiến thức vững vàng mới sống được với nghề. Không riêng gì nghề người mẫu, nghề gì cũng nên có một nền tảng vững chắc thì mới thành công được”.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét